Hương đạo: Nét quyến rũ vô hình của văn hóa Nhật Bản

Tinh dầu thiên nhiên YOKO ban đầu được biết đến như một Đạo truyền thống tại Nhật Bản.

Hương đạo (香道) được biết đến là nghệ thuật thưởng hương xuất hiện tại xứ hoa anh đào cách đây hơn một nghìn năm. Lịch sử phát triển của bộ môn này gắn liền với sự thịnh hành của Phật giáo trong văn hóa Nhật Bản.

Nihon Shoki, một trong hai tài liệu ghi chép sự kiện lịch sử thời cổ đại được lưu truyền rộng rãi tại Nhật Bản đã đề cập đến việc sử dụng gỗ trầm hương của người dân từ những năm 595.

 

Những bước khởi đầu của hương đạo

Theo đó, khởi nguồn của hương đạo có mối quan hệ mật thiết với sự sùng bái Phật giáo thời kỳ Asuka (592 – 710). Đặc biệt, vào khoảng thời gian trị vì của Suiko Tennou, nữ Thiên hoàng đầu tiên trong lịch sử Nhật Bản (593 – 628), việc sử dụng hương trầm càng được xem trọng, chúng được đốt như nhang và chưa sử dụng đến các dụng cụ hay máy tạo hương thơm.

Theo ghi chép, Suiko Tenno là người đã hạ lệnh chấn hưng tôn giáo, đưa đạo Phật trở thành tôn giáo chính thống tại Nhật Bản. Cùng với sự du nhập ngày càng rộng rãi của Phật giáo, hương trầm trở nên phổ biến khi được sử dụng tại những chốn linh thiêng như đền, chùa và thậm chí là hoàng gia.

Những năm 710 – 794, Ganjin – vị cao tăng người Trung Quốc đã truyền bá kỹ thuật pha trộn mùi hương Nerikoh cùng các loại hương phổ biến của triều đại nhà Đường đến Nhật Bản, góp phần phát triển hương đạo xứ Phù Tang.

Hương đạo thời kỳ Heian và Kamakura

Đến triều đại Heian (749 – 1185), hương đạo dần quen thuộc với giới quý tộc Nhật Bản và trở thành một phần không thể tách rời trong gia đình các lãnh chúa phong kiến Daimyo. Họ có sở thích hòa trộn và đốt những mùi hương yêu thích để chúng bám vào trang phục và bao phủ không gian sống.

Heian cũng là thời kỳ mà việc kết hợp tinh dầu thiên nhiên theo mùa bắt đầu xuất hiện tại xứ sở hoa anh đào. Mỗi hương thơm sở hữu đặc tính riêng biệt, đại diện cho vẻ đẹp tinh khôi của bốn mùa trong năm và gắn liền với nhận thức con người về thời gian.

Bước vào thời kỳ Kamakura (1185 – 1333), hương đạo mang trong mình nét đẹp hài hòa giữa tinh thần võ sĩ đạo và triết lý Thiền Tông của Phật giáo.

Trước lúc xông pha chiến trận, người võ sĩ luôn sử dụng hương thơm để thanh lọc áo giáp và vũ khí chiến đấu, họ tin rằng hương thơm có sức mạnh bảo vệ và giúp họ giành được chiến thắng.

Bên cạnh đó, cái đích cao nhất của Thiền Tông là sự giác ngộ, con người phải thoát khỏi tầm thường, nhỏ nhen, giải phóng cơ thể và đánh thức sức mạnh tiềm ẩn.Vì thế, sự kết hợp giữa hương đạo và Thiền Tông mang vẻ đẹp của cái cao cả, thanh khiết.

Sự phát triển của hương đạo từ giữa thế kỷ 14 đến nay

Ở triều đại Muromachi (1333 – 1603), Nhật Bản trải qua thời kỳ chiến loạn với biết bao đau thương, mất mát. Từ trong hoang tàn, ý thức sâu sắc về giá trị cuộc sống đã khiến người dân Nhật Bản tìm đến hương đạo ngày một nhiều hơn, họ xem đây như phương thức an dưỡng tâm hồn.

Cuối thời kỳ Muromachi, hương đạo có bước phát triển nhảy vọt với sự ra đời của hai trường phái thưởng hương Oie – Shino. Trong đó, Oie chú trọng vào tính chất của hương thơm và được sáng lập bởi quý tộc Sanetaka Sanjonishi,

Trái ngược với Oie, Shino là trường phái lấy nghi thức thưởng hương làm trung tâm, được sáng lập bởi võ sĩ Soshin Shino.
Vào thời Edo (1603 – 1868) và Meiji (1868 – 1912), nghệ thuật thưởng hương dần bị mai một và không còn giữ được vị thế vốn có.

Mãi cho đến đầu thế kỷ 20, bậc thầy hương đạo Kito Yujiro mới mang tinh hoa văn hóa này quay trở lại bằng cách kết hợp phương thức hòa trộn mùi hương truyền thống với các hương thơm hiện đại, để chúng dần hòa nhịp vào cuộc sống người dân Nhật Bản.

Như vậy, Hương Đạo đã phát triển rất lâu đời tại Nhật Bản, YOKO tiếp bước truyền thừa những điều tinh túy nhất phát triển toàn cầu.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo